THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM 3 NĂM TỚI - KỲ 1

Góc nhìn của đại diện TILA Finance về thị trường bảo hiểm Việt nam trong 3 năm tới, với những thay đổi, bước ngoặt mới trong Thị trường bảo hiểm cũng như Luật kinh doanh bảo hiểm.

THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM 3 NĂM TỚI - KỲ 1

Hôm nay 18/12, là kỷ niệm “Ngày Thị Trường Bảo Hiểm Việt Nam”, tôi muốn viết gì
đó để các bạn đồng nghiệp đọc chơi. Kết quả kinh doanh thì khỏi bàn đến làm gì, vì nó đã được thống kê đầy đủ, báo chí cũng đã ghi nhận và chúc mừng nhiệt liệt thành quả của nổ lực kinh doanh toàn ngành năm 2020. Cũng đã có nhiều dự đoán, hoạch định tương lai xa gần,…


Tiếp theo chuỗi những bài gây tranh cãi, mà tôi lại hay đưa ra những chủ đề gây tranh
cãi, lý do là tôi không chấp nhận nghĩ theo lối mòn của bất cứ ai, tôi muốn đi trên …
đại lộ bảo hiểm! Bạn hãy mặc kệ ý muốn xa xỉ của tôi, hãy để tôi mộng mơ, nhưng tôi
chắc chắn không phải là kẻ duy nhất mơ mộng đâu! Tôi sẽ bàn về thị trường bảo hiểm VN trong vòng 3 đến 5 năm tới.


Số là, tôi nhận được bản Dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm mới của Ủy ban soạn thảo Luật của QH, đề nghị tôi có ý kiến đóng góp trước khi trình QH. Tại bản dự thảo luật lần này, có nhiều nội dung mới mang tính trọng yếu, sẽ làm thay đổi hẳn về lượng và chất của Thị trường bảo hiểm Việt Nam mãi mãi về sau. Sẽ là bước ngoặt rất quan
trọng đối với thị trường khi Dự luật được Quốc Hội thông qua. Trong hiểu biết hạn
hẹp của mình, với bài viết ngắn trên mạng xã hội để cho người “lướt web” lười đọc có
thể đọc hết bài, tôi sẽ trình bày thật ngắn những phát hiện của tôi đối với mong muốn
của những nhà lập pháp về thị trường bảo hiểm, thông qua nội dung của bản dự thảo
Luật. Trước đây, khi đọc văn kiện cam kết WTO và TPP về thị trường bảo hiểm, tôi
cũng đã phát hiện ra một thị trường “dịch vụ phụ trợ” mà nền kinh tế Việt Nam phải
trang bị. Do không có thời gian, tôi sẽ trình bày các phát hiện của tôi cho bạn đọc theo
từng chủ đề, sẽ được post trong Gr và trang cá nhân theo dòng thời gian. Chúng ta sẽ mạnh dạn trao đổi, từ đó làm rõ có cơ sở lý luận/pháp lý nào cho việc khai thác thị
trường BH theo một cách gọi là … "phù hợp với quy luật vận hành chung" của nó hay
không?


Nếu bạn để ý, thì tôi đã nêu ra nhiều góc nhìn gây tranh cãi về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trong nhiều bài viết như sau:
1. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tài sản hình thành trong tương lai.
2. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một loại giấy tờ/chứng từ có giá.
3. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể được tự do chuyển nhượng; cầm cố/thế chấp,
v.v…

Trên cơ sở các bài viết đó, quan điểm của tôi là giao dịch bảo hiểm nhân thọ phải được thực hiện như một giao dịch tài sản có giá trị cao, đòi hỏi các chuẩn mực pháp lý phù hợp với loại giao dịch tài sản cao này. Tôi đã vấp phải không ít các ý kiến bảo thủ trái chiều, của nhiều đồng nghiệp lâu năm ở vị trí quản lý cấp cao của DNBH. Đấy là điều đáng mừng và hết sức bình thường.

Tại dự thảo Luật KDBH mới, điều khoản về “chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm” đã
không còn tồn tại (Điều 26 – LKDBH 2000), thay vào đó là khái niệm/điều khoản về
“chuyển giao hợp đồng bảo hiểm”.
Việc thay đổi khái niệm này cho thấy các nhà lập pháp đã gián tiếp thừa nhận quyền
tài sản của hợp đồng bảo hiểm (quyền tài sản cũng chính là tài sản – Điều 105 BLDS)
khi tách hành vi chuyển nhượng hợp đồng ra khỏi giao dịch bảo hiểm, mà trước đây
vốn chịu sự chi phối bởi luật kinh doanh bảo hiểm, chịu sự quyết định của những nhà
bảo hiểm. Theo tôi, cần phải hiểu rằng hành vi thực hiện các quyền của một chủ thể
đối với tài sản của họ là hành vi thực hiện quyền sở hữu tài sản được ghi trong Hiến
Pháp, nó không thể bị hạn chế bởi các nhà bảo hiểm hay của bất cứ ai khác. Nhà bảo
hiểm chỉ có thể chấp nhận/hay không chấp nhận “chuyển giao” quyền và nghĩa vụ của
các bên liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm mà thôi. Nhà bảo hiểm không có quyền can thiệp vào quyền tài sản của bên mua bảo hiểm (mua/bán, cầm cố/thế chấp,…) đối với hợp đồng bảo hiểm của họ - Vì nó là một loại tài sản của bên mua bảo hiểm, được thiết lập trên cơ sở đóng góp phí bảo hiểm (tiền) và giao cho nhà bảo hiểm quản lý, có trả phí quản lý.


Trích Dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm mới.


“Điều 28. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
1. Bên mua bảo hiểm và tổ chức kinh doanh bảo hiểm có thể chuyển giao hợp đồng
bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận phải đảm bảo bên được
chuyển giao có quyền lợi có thể được bảo hiểm, được kế thừa quyền và nghĩa vụ của
bên chuyển giao và được sự đồng ý của người được bảo hiểm.
3. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm của tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo thỏa
thuận chỉ có hiệu lực khi tổ chức kinh doanh bảo hiểm thực hiện công khai thông tin
về việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp có trên 10% /tổng số lượng hợp
đồng được chuyển giao mà bên mua bảo hiểm không đồng ý thì việc chuyển giao của
doanh nghiệp bảo hiểm không có hiệu lực.
4. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm của bên mua bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi bên
mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho tổ chức kinh doanh bảo hiểm về việc
chuyển giao và doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý việc chuyển giao đó, trừ trường hợp
việc chuyển giao được thực hiện theo tập quán quốc tế.
5. Việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm của tổ chức kinh doanh bảo hiểm
trong trường hợp mất khả năng thanh toán được thực hiện theo quy định tại Điều...
Luật này.
” - Hết trích dẫn.
Tại điều 28 trên, tôi chú ý khoản "2. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo thỏa
thuận phải đảm bảo bên được chuyển giao có quyền lợi có thể được bảo hiểm, được kế 
thừa quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao và được sự đồng ý của người được bảo hiểm.”

Chính khoản 2 này sẽ mở ra một thị trường tài chính phái sinh từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ!!!


Tại sao vậy???
Như trên đã phân tích, trong tương lai gần, hợp đồng BHNT có thể được tự do
mua/bán; cầm cố/thế chấp. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu có một tổ chức tài chính (bank,
công ty tài chính,…) chấp nhận cho vay, thế chấp bằng HĐBH NT hoặc “mua đứt”?
Có phải hợp đồng cho vay/”mua đứt” đó đã làm phát sinh “quyền lợi có thể được bảo
hiểm” giữa hai bên? Nó sẽ được BMBH/NĐBH “chuyển giao” toàn bộ quyền và nghĩa
vụ của hợp đồng sang bên cho vay (hoặc bên mua)? Điều gì sẽ diễn ra nếu người đi
vay không thể đóng lãi vay, không thể tiếp tục đóng phí để duy trì hợp đồng bảo hiểm?
Trong trường hợp đó, nếu bên cho vay (hoặc bên mua) tiếp tục đóng phí cho đến khi
…. sự kiện bảo hiểm xảy ra?
Đó!!! Khi HĐBHNT có thể tự do mua/bán, cầm cố/thế chấp thì tại sao người dân
không thích chọn mua bảo hiểm nhân thọ?
Wow! Nghĩ tới đây thôi, tôi đã thấy có một thị trường tài chính bảo hiểm khác với hiện
tại, được giao dịch tấp nập chưa từng có!!!
Đấy là dự đoán về thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm sắp tới! Bạn hãy
chuẩn bị cho mình nhanh đi! Học hành nghiêm túc để đón luồng sinh khí của thị
trường BHVN trong 3-5 năm tới nha!


Còn nữa! có rất nhiều thay đổi trong Luật KDBH mới! Đọc xong, tôi thấy choáng thật
sự về tương lai sáng lạng của nghề nghiệp chúng ta! Tôi sẽ dần viết ra từng phát hiện
thú vị cho các bạn!
“Luật sư làng” – Kỷ niệm ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam!

TRƯƠNG MINH CÁT NGUYÊN -  giám đốc Tila Finance

Tila

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ BẢO HIỂM TILA

 Địa chỉ: Tầng 6, Tòa nhà Rivergate Residence, Số 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.

 Số liên hệ: 0933773076

 Email: tuvantila@tilafinance.com.vn

 


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng