Thị Trường Bảo Hiểm Việt Nam 3 Năm Tới - Kỳ 2
Dự báo bùng nổ nhu cầu dịch vụ tài chính cá nhân sau 2023 – Quyền con người nổi bật thông qua Dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm 2022.
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM 3 NĂM TỚI - KỲ 2
Dự báo bùng nổ nhu cầu dịch vụ tài chính cá nhân sau 2023 – Quyền con người nổi bật thông qua Dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm 2022.
THẬT VẬY!
Một trong những đặc điểm nổi bật, thể hiện xuyên suốt trong Dự luật này đó là tư tưởng “vị nhân sinh” mà các nhà lập pháp đã viết ra! Quyền con người của Bên mua bảo hiểm được chú trọng, thể hiện trong từng nội dung điều khoản của Dự luật. Trong bài trước (Kỳ 1), chúng ta đã nhận ra một đại ý trong tư tưởng chủ đạo của những nhà lập pháp thông qua “Điều 28 – Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm”. Điều khoản này đã thừa nhận và tôn trọng quyền sở hữu tài sản của Bên mua bảo hiểm qua các khoản phí đóng góp cho nhà bảo hiểm, có trả phí quản lý. Nó minh chứng rằng Nhà bảo hiểm chỉ là tổ chức được ủy thác quản lý tài sản cho Bên mua bảo hiểm. DNBH chỉ là pháp nhân làm thuê cho số đông “hội viên tham gia quỹ bảo hiểm”, được trả phí quản lý.
Các hợp đồng bảo hiểm do DNBH phát hành là một “Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có điều kiện” mà doanh nghiệp đó quản lý, DNBH có nghĩa vụ phải phát hành cho người đóng phí vào quỹ. Giấy chứng nhận bảo hiểm/Hợp đồng bảo hiểm là một loại chứng từ có giá – là một chứng chỉ của quỹ bảo hiểm, mang tên thương hiệu DNBH đã được đăng ký và được Nhà Nước xác nhận cho phép thành lập.
Trong bài viết Kỳ 2 này, chúng ta lại phát hiện tư tưởng “vị nhân sinh” xuất hiện trong điều khoản khác của Dự luật, đó là Điều 33. Điều khoản này phát biểu như sau:
Trích dẫn
“Điều 33. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người
1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ và tai
nạn con người.
2. Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:
a) Bản thân bên mua bảo hiểm;
b) Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;
c) Anh, chị, em ruột; người khác có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;
d) Người khác, nếu người được bảo hiểm đồng ý cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm
cho mình.”
Hết trích dẫn.
Tôi chú ý Tiết d), Khoản 2 nói trên! Bạn đọc kỹ đi!!! Trời ơi! Đã quá đã!!! “d) Người khác, nếu người được bảo hiểm đồng ý cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm cho mình.”
Điều này nghĩa là gì vậy!? Quyền con người đó bạn! Quyền của bạn và của người nào họ tin bạn! Cả hai đều là con người có quyền định đoạt, đúng không?!
Tôi cảm xúc dâng trào khi đọc tới đây! Đó là tư tưởng “vị nhân sinh” của những nhà lập pháp chứ còn gì?! Sẽ có những người bảo thủ phát biểu rằng: “ - Ồ, điều đó chỉ tạo điều kiện cho những nhà bảo hiểm bán được nhiều bảo hiểm hơn, tốt lành chi mà vỗ tay?!!”.
Haha! Mặc kệ họ! So với luật cũ, thì đó là một cuộc cách mạng về nhân quyền! Mấy ông doanh nghiệp bảo hiểm chỉ là pháp nhân làm thuê cho bên mua bảo hiểm, họ xứng đáng nhận được… tiền công làm thuê thông qua phí quản lý của hợp đồng! Nếu khéo kinh doanh thì được hưởng thêm lợi nhuận trên kết quả kinh doanh! Người dân (Bênmua bảo hiểm) làm chủ và thông qua luật, quyền con người của họ được tôn trọng, thì sao chúng ta không ủng hộ các nhà lập pháp!?
Đấy! Bạn có nhìn thấy một thị trường bùng nổ sau khi Dự Luật này được thông qua? Là người làm việc trong ngành này, bạn đã chuẩn bị gì cho mình? Bạn có hiểu những gì sắp diễn ra trong tương lai rất gần sắp tới hay không?
Chúc bạn cuối tuần hạnh phúc bên gia đình nhe! Hẹn bài Kỳ tới – Doanh Nghiệp Bảo Hiểm không được đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu không được phép!
“Luật sư làng”
Tác giả: TRƯƠNG MINH CÁT NGUYÊN - Tổng giám đốc TILA
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ BẢO HIỂM TILA
Địa chỉ: Tầng 6, Tòa nhà Rivergate Residence, Số 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.
Số liên hệ: 0933773076
Email: tuvantila@tilafinance.com.vn