“Qùa” là từ chỉ những điều khoản được quy định trong Hợp đồng Đại lý, là một thứ hấp dẫn mà DNBH dùng để thu hút Đại lý, làm thân thiết hơn mối quan hệ giữa Đại lý – DNBH. Tuy nhiên khi ” cơm không lành, canh không ngọt” thì lại xãy ra trường hợp ” Đòi lại quà” . Đây là bài viết trình bày quan điểm và đề xuất giải pháp cho Bạn từ góc nhìn Tài chính bảo hiểm của TILA.

BẪY ĐÒI QUÀ

ĐẠI LÝ – DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bẫy Đòi Qùa Của Doanh Nghiệp Bảo Hiểm - Đại Lý, TILA Finance

 

Các khoản “quà” của DNBH được nêu ra, như một sức hấp dẫn khi “kết giao” quan hệ DNBH – đại lý bảo hiểm. Nó được đề cập trong hợp đồng đại lý, được cụ thể hóa vào các hoạt động kinh doanh thực tiễn, thường được nhà bảo hiểm thanh toán cho đại lý với điều kiện hoàn thành kế hoạch/chỉ tiêu kinh doanh. Nhưng, DNBH sẽ “đòi lại” nếu đại lý không đạt kế hoạch hoặc đã đạt nhưng lại kết thúc hợp đồng trước thời hạn thỏa thuận vể thời gian làm việc. Điều này gây ra nhiều hệ lụy sâu sắc cho đại lý, nhiều người khánh kiệt hoặc phải “đáo tụng đình”, nhằm giải quyết câu chuyện “đòi quà”.
Để lý giải và tìm giải pháp “cắt nguồn cơn” gây ra tranh chấp, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 1 góc nhìn về tài chính bảo hiểm và tư vấn cho bạn một giải pháp hợp lý nhằm chống lại các bất công trong nghề.

B. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

Bẫy Đòi Qùa Của Doanh Nghiệp Bảo Hiểm - Đại Lý, TILA Finance

 

Bạn hãy chịu khó tham khảo Thông tư 50/2017/TT-BTC và Nghị định 73/2016 NĐ-CP. Khi đọc bài viết này, bạn không được tách rời các định nghĩa, các hướng dẫn của các văn bản luật được đề cập. Theo đó, các thuật ngữ có liên quan đến “hỗ trợ” hay “khen thưởng” phải được xem xét dưới nhãn quan đó là một khoản chi phí kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.
Thông tư 50/2017/TT-BTC, tại “Điều 22. Nguyên tắc xác định chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài – Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là các khoản phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ theo quy định tại Điều 69 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hạch toán chi phí theo các nguyên tắc sau: 1. Các khoản chi phải đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hoặc bằng chứng chứng minh…”
Như vậy, khoản tiền “hỗ trợ”/“khen thưởng” khi thanh toán vào tài khoản của một đại lý nào đó, nó đã là khoản chi hợp lệ, là chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Các chi phí này được đưa vào giá thành sản phẩm, từ đó cùng với các khoản phải thu, phải chi, các khoản dự phòng khác,… DNBH xác định được lãi/lỗ của năm tài chính. Nếu khoản chi được bù bằng các khoản phải thu, có thể thu, thì nghĩa là trong các năm sau, DNBH sẽ có thể tiết kiệm chi phí kinh doanh.

Cũng theo nguyên tắc này, “các khoản chi phải đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hoặc bằng chứng chứng minh.”… thì bạn – đại lý, có chứng minh được khoản tiền “hỗ trợ/khen thưởng” mà mình nhận được, đã phải chi ra, phục vụ cho mục đích kinh doanh của đại lý, mà thực chất cũng chính là mục đích của nhà bảo hiểm – đó là doanh thu phí bảo hiểm – hay không?

C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Bẫy Đòi Qùa Của Doanh Nghiệp Bảo Hiểm - Đại Lý, TILA Finance

Chúng ta biết rằng, để nhận được các khoản tiền trên, thì đại lý phải đầu tư cho công việc, trả chi phí cho hệ thống phân phối của mình. Như nêu trên, các khoản chi này cho công việc của đại lý, họ chỉ mang về nhà (cho gia đình) khoản tiền chênh lệch còn lại, mặc dù đã đóng “thuế thu nhập” đầy đủ. Nếu bị đòi lại, thì quả là rất bất công đối với đại lý.

Vậy tại sao, bạn, một đại lý, người được ủy quyền của nhà bảo hiểm, không chứng minh rằng các khoản tiền đó, đã được sử dụng làm chi phí kinh doanh theo ủy quyền của nhà bảo hiểm, đúng nguyên tắc chi phí kinh doanh theo các dẫn chứng pháp lý nêu trên?

Tại sao nhà bảo hiểm chứng minh được cho cơ quan thuế về các khoản chi phí hợp pháp/hợp lệ chi cho bạn, còn bạn thì không?

Câu trả lời chính xác cho bạn, đó chính là do thói quen xài tiền không lưu chứng từ thanh toán của bạn! đó là lỗi của bạn! đừng đỗ lỗi cho ai cả! Bạn đã mời các đại lý dưới quyền đi tiệc tùng, bạn đã chi tiền nhưng không lấy hóa đơn chứng từ! Bạn thuê hội trường làm hội thảo/hội nghị khách hàng, chi một đống tiền nhưng bạn không lấy hóa đơn?! Bạn dùng điện thoại động viên đội ngũ nhưng cũng không lấy hóa đơn?,… Bạn thuê cty du lịch đưa đội nhóm đi dã ngoại, sinh hoạt team-building nhưng không làm hợp đồng, không lấy hóa đơn!? Bạn phải chăm sóc vẻ bề ngoài của mình: may veston, may đầm dạ hội, mua mỹ phẩm, nuớc hoa, giày, cà vạt, nơ thắt, kẹp tóc,… mà không lấy hóa đơn?!

D. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Bẫy Đòi Qùa Của Doanh Nghiệp Bảo Hiểm - Đại Lý, TILA Finance

Từ giờ trở đi, mọi chi phí kinh doanh bạn phải lấy chứng từ/hóa đơn nhé! Đơn giản vô cùng, cứ lấy tên công ty bảo hiểm, địa chỉ, mã số thuế chính xác, cung cấp cho bên bán, yêu cầu xuất hóa đơn cho nhà bảo hiểm! Cứ làm theo tư vấn, đừng lăn tăn gì! Cứ khi bạn nhận khoản hỗ trợ/thưởng, hãy photo chứng từ, lưu 1 bản tại nhà, bản chính cứ bàn giao cho bộ phận CS, gửi cho Phòng kế toán. Bạn buộc họ phải nhận, bạn gửi cho công ty, không gửi cho cá nhân nào cả! Họ phải ký biên bản giao nhận tài liệu đàng hoàng nhé!

Sau này ai “đòi quà”, hoặc kiện tụng bạn ra tòa đòi nợ, các chứng từ đó là các bằng chứng để chứng minh rằng khoản tiền hỗ trợ/tiền thưởng mà bạn nhận, thực chất đó là một khoản chi phí kinh doanh của DNBH, bạn chỉ là người chi hộ cho DNBH theo ủy quyền mà thôi.

Vậy, họ có lý do để đòi quà nữa hay không?

“Luật sư làng” – 22/8/2020, viết từ TP Hà tiên, Kiên Giang.

TÁC GIẢ: TRƯƠNG MINH CÁT NGUYÊN – TỔNG GIÁM ĐỐC TILA

Tila

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ BẢO HIỂM TILA

 Địa chỉ: Tầng 6, Tòa nhà Rivergate Residence, Số 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.

 Số liên hệ: 0933773076

 Email: tuvantila@tilafinance.com.vn